Bài viết sau đây DAGA sẽ hướng dẫn anh em cách làm nước cho gà chọi cực kỳ chi tiết cho từng thời điểm. Mời anh em theo dõi.
Tại sao phải biết cách làm nước cho gà chọi?
Gà là một loại động vật uống nước khá nhiều, đối với gà chọi thì còn nhiều hơn bình thường. Do đó, những người nuôi gà chọi cần phải biết cách bổ sung nước cho chiến kê của mình. Cách làm nước cho gà chọi sẽ khác nhau ở thời điểm khác nhau, tức trước khi đấu sẽ không giống như trong và sau thi đấu. Đặc biệt là gà trong và sau khi thi đấu cần tiếp lượng nước khá nhiều. Cho nên anh em hãy học các phương pháp làm nước cho gà chọi sau đây.
Phương pháp làm nước cho gà chọi
Để làm nước cho gà chọi cũng không qua dễ mà cũng chẳng quá khó, các anh em lấy giấy bút ra ghi theo những điều này là ổn ngay.
Dụng cụ làm nước cho gà chọi
Trước khi hướng dẫn anh em cách làm nước cho gà chọi, anh em cần phải biết chuẩn bị cho mình một bộ đồ nghề gồm:
- Một chiếc khăn nhỏ mềm, kích thước khoảng một nửa tờ giấy A4 là được, nên dùng khăn có chất liệu mềm, dễ hút nước.
- Một cuộn chỉ nhỏ (để khớp mỏ gà), kéo y tế, dao mổ hoặc lưỡi lam.
- Một hộp mỏ gà
- 10 lông cánh gà, 6 lông đuôi gà
- Hộp vaseline hoặc kem dưỡng mắt loại nhỏ
- Một ít đất sét trắng, loại dùng để làm gốm.
Làm nước trước khi thả gà
Làm nước trước khi thả gà là việc bắt buộc phải làm. Gà chọi cũng như gà thường, chúng không thể làm mát cơ thể bằng cách tiết mồ hôi vì chúng không có tuyến này. Gà sẽ làm mát bằng cách tản nhiệt qua và hạ nhiệt bằng cách uống nước. Vậy nên khi uống nước vào thì huyết quản của gà sẽ bớt nóng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc chúng ta phải cấp nước cho gà trước trận để chúng làm mát cơ thể, tuy nhiên không được làm ướt lông đuôi và cánh vì chúng sẽ khó bay lên và ra đòn.
Cách làm nước cho gà chọi trước trận như sau: Dùng khăn thấm nước và cho gà uống một lượng nước lớn bằng cách dùng tay bóp lấy khăn ướt, để nước leo theo xuống ngón út hoặc ngón trỏ rồi chảy vào miệng gà. Tiếp theo là phun nước vào mặt gà. Trình tự làm như sau:
Bạn hãy ngồi trực diện với chiến kê của mình, ngậm nước trong mồm rồi bắt đầu phun sương từ mỏ gà xuống đến cổ, tiếp theo phun vào 2 nách, cố gắng đừng làm ướt lông cánh. Tiếp theo, hãy nhấc gà lên và thực hiện phun nước vào đùi và hai chân. Tiếp tục phun sương cho ướt phần cổ và ót. Phần lườn, bụng và ngực cũng phải được phun đều. Lấy khăn nước bắt đầu lau từ phần đùi cho đến chân gà. Sau đó vắt khô khăn, lau mặt gà, cổ cần. Tiếp theo giặt khăn thật sạch rồi thực hiện lau cho gà lại lần 2. Nên nhớ, trước khi thả gà cần phải làm nước mát cho gà đến 2 lần.
Cách làm nước cho gà chọi trong lúc thi đấu
Kỹ thuật làm nước cho gà chọi trong lúc thi đấu không đơn giản như lúc trước khi thả gà. Yêu cầu các sư kê phải làm thật gọn gàng, mau lẹ nhưng vẫn phải đảm bảo tính hiệu quả. Cái này cần phải luyện tập thì mới nhuần nhuyễn được. Khi hiệp đấu dừng lại, bạn bắt gà về mức thả gà. Lúc này trong tay phải có khăn nước để bợ phần lườn gà. sau đó lau xuống phần bụng và rồi tới hai bên háng để làm mát nhanh chóng.
Trước khi thả gà vào bo lần nữa, nên làm động tác phun sương từ sau ót phun tới. Không được phun trước mặt gà nếu không nó sẽ rơi vào trạng thái lim dim, buồn ngủ. Khi làm nước cho gà chọi trong lúc thi đấu, hãy giữ cho chiến kê của bạn luôn nhìn về phía đối thủ của nó. Anh em lưu ý không cho gà uống nước nhé vì một số trường gà cấm hành động này. Anh em cứ làm nước như hướng dẫn trên, miễn sao nài nước nhanh, đừng cố ăn gian kéo dài thời gian là ổn.
Làm nước cho gà nếu thời gian diễn ra dài
Càng về cuối trận đấu, gà càng bị thương nhiều. Lúc này anh em khi làm nước cần phải nhẹ tạy. Các nài nước cần phải để ý sử dụng cách làm nước như đã chỉ bảo ở trên. Tuy nhiên, lần này sẽ sử dụng nước ấm và phải đợi gà bớt thở thì mới bắt đầu thực hiện. Nhúng khăn vào nước ấm, sau đó phủ lên đầu gà. Lấy tay áp vào để gà nhận lấy hơi ấm. Tiếp tục động tác này từ đầu, đến cổ, rồi đến chảng ba.
Đối với phần lưng, anh em phủ khăn lên lưng gà, sau đó dùng miệng hà hơi nóng hết cả phần lưng. Nếu chiến kê cua anh em ăn đòn dọc và hầu kiềng thì anh em chà sát làm nóng cổ tay, sau đó để vào hầu gà và lăn theo chiều dài cánh tay từ hầu đến diều khoảng 3 lần. Sau đó làm nóng tay trái và tiếp tục động tác này. Ở những chỗ gà bị thương khác, anh em dùng khăn ấm úp vào hoặc làm nóng hai tay rồi úp vào chỗ bị thương. Anh em lưu ý ở giai đoạn này thì chỗ nào bị thường dùng nước ấm, chỗ nào không bị thương thì dùng nước mát thực hiện tương tự như trên.
Trận đấu diễn ra càng lâu, thì gà chọi càng có nguy cơ gõ nhịp song lan, tức đùi bị mỏi và hai chân run rẩy. Lúc này anh em không được làm nước mát vào phần chân đùi mà phải làm nước ấm nhé. Nếu trận đấu có từ 4 hiệp trở lên, anh em nên cho gà ăn khoảng 3 vốc cơm trắng to ngón. Anh em có thể ép gà ăn và phải đợi nó nuốt xong thì phải mới thả vào đá tiếp.
Cách làm nước cho gà chọi sau trận đấu
Kỹ thuật làm nước sau trận đấu sẽ không giống nhưng trước hay trong trận. Ở bước này, nài nước phải làm rất kỹ, phải vỗ hen vỗ đờm cho những con gà thắng độ vì chúng mang lại tiền tài cho chủ nhân. Còn nếu là gà của anh em, dù thắng hay thua cũng phải làm nước kỹ để giữ lại mang nó. Khi trận đấu khép lại, anh em ôm gà ra khỏi bo để vỗ đờm trong cổ họng. Cố gắng lấy sạch đờm. Sau trận đấu, dù thắng hay thua thì gà chọi cũng sẽ bị thương nhiều chỗ. Lúc này anh em pha chậu nước ấm, có pha muối loãng. Sau đó lấy khăn thấm nước rồi vắt vào họng gà, cố gắng làm cho gà nuốt xuống.
Nếu nó không nuốt, hãy kéo cổ gà xuống thấp hơn lưng nó. Làm như vậy cho đến khi nào gà nôn hết đờm ra. Tiếp tục lấy khăn nhúng nước muối ấm, sau đó lau vết thương cho gà. Sau đó vắt khô khăn rồi lau khô ráo lại một lần nữa. Sau cùng nếu trời còn nắng thì hãy mang gà ra cho nó tắm nắng. Khi vết thương đã khô thì có thể dùng rượu thuốc để xoa bóp cho chiến kê của bạn.
Kết luận
Chung quy lại, làm nước cho gà chọi sẽ khác nhau ở từng giai đoạn khác nhau. Chúng tôi đã hướng dẫn kỹ, anh em chỉ cần làm theo đúng với những chỉ bảo ở trên là được. Chúc anh em và các chiến kê của mình luôn khỏe mạnh.
>>> Xem thêm: Trại gà đá – Cách thiết kế đúng chuẩn dành cho các sư kê